Tại sao cần chú trọng gia tăng trải nghiệm nhân viên
- serein1724
- 3 thg 10, 2022
- 3 phút đọc
Đã cập nhật: 4 thg 11, 2022
Có thể thấy, gia tăng trải nghiệm nhân viên trong những năm gần đây đã trở thành vấn đề trọng tâm trong xu hướng quản trị nhân sự. Thế nhưng nhiều nhà quản lý và doanh nghiệp tỏ ra lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong lúc triển khai. Thấu hiểu điều này, bài viết hôm nay, Blog HappyTime sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan nhất về gia tăng trải nghiệm nhân sự.
Thực tế về trải nghiệm nhân sự hiện nay
Thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã và đang xây dựng hành trình trải nghiệm nhân viên nhưng chưa thấy hiệu quả. Nhiều báo cáo thống kế cho thấy, trải nghiệm nhân viên nhìn chung có sự cải thiện nhưng đa phần dừng ở mức độ khá, rất ít trải nghiệm chạm đến mức tốt.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự quan tâm đến việc nâng cao trải nghiệm nhân viên hoặc cảm thấy lúng túng trong lúc triển khai. Có tới 40% quản lý nhân sự, quản lý cấp cao và lãnh đạo doanh nghiệp chưa từng đọc, nghiên cứu về trải nghiệm nhân viên. Chỉ có 21% doanh nghiệp có vị trí quản lý chuyên trách về trải nghiệm nhân viên.
Tại Việt Nam, trải nghiệm nhân viên vẫn còn mới mẻ và được một số doanh nghiệp thực hiện một cách bản năng.
Ứng dụng công nghệ trong quản lý doanh nghiệp còn hạn chế. Chỉ có 54% doanh nghiệp ứng dụng phần mềm HRM (Human Resource Management), ERP (Enterprise Resource Planning) vào quản lý và vận hành.
Quản lý nhân sự và lãnh đạo doanh nghiệp hầu như chưa tiếp cận với các phương pháp quản trị nhân sự mới, chưa có sự cải thiện mang tính hệ thống.
Đa phần doanh nghiệp vẫn đang làm những nghiệp vụ nhân sự truyền thống, chưa mở rộng và thử những góc nhìn và công cụ mới, đặc biệt là trong việc lắng nghe, theo sát cảm xúc, ý kiến của nhân viên. Hiện mới chỉ có 48% doanh nghiệp thực hiện khảo sát nhân sự, mà trong đó có tới 88% thực hiện một năm một lần hoặc ít hơn.
Vì sao doanh nghiệp cần chú trọng việc gia tăng trải nghiệm nhân viên?
Trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) có thể hiểu là tất cả những trải nghiệm, tương tác của một cá nhân trong suốt hành trình của mình tại doanh nghiệp, từ khi là ứng viên cho đến khi rời khỏi doanh nghiệp.
Khác với cách quản trị truyền thống là dựa vào yêu cầu và mong muốn của lãnh đạo, Employee Experience tập trung trả lời vào nguyện vọng của từng nhân viên và cố gắng đáp ứng chúng. Từ đó tạo dựng tinh thần tích cực, gắn kết khăng khít giữa các doanh nghiệp và nhân viên, giúp nhân viên trở nên giỏi hơn, cạnh tranh hơn.
Trải nghiệm nhân viên tốt sẽ tạo ra sức mạnh nội lực, giúp doanh nghiệp vững vàng qua những biến cố như: kinh doanh kém hiệu quả, thiên tai, dịch bệnh,... Đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát trên thế giới thể hiện trải nghiệm nhân viên tốt đem lại lợi ích kinh tế thực sự bền vững cho doanh nghiệp, trong đó có 4 lợi ích lớn sau:
Tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp
Tạo ra những lợi thế cạnh tranh riêng
Gia tăng trải nghiệm khách hàng
Bắt kịp kỷ nguyên số hoá doanh nghiệp
Trải nghiệm nhân viên là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ chân được nhân tài, từ đó doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và lâu dài. Doanh nghiệp có thể gia tăng trải nghiệm nhân viên ngay từ hoạt động đơn giản nhất như chấm công, hay tổ chức các hoạt động gắn kết nhân viên trên nền tảng số.
Nền tảng quản lý & gia tăng trải nghiệm nhân viên HappyTime là 1 lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn nâng cao trải nghiệm nhân sự hạnh phúc. 1 số tính năng nổi bật của HappyTime có thể kể đến như: quản lý chấm công, đơn từ, truyền thông nội bộ, các hoạt động gắn kết nhân viên,...
Tìm hiểu thêm: Những tính năng “10 điểm” của HappyTime - app chấm công trên android được yêu thích nhất
Trên đây là những chia sẻ tổng quan nhất về lý do cần thiết gia tăng trải nghiệm nhân viên. Để đọc thêm các bài viết liên quan đến nhân sự, quản trị nhân sự, bạn có thể truy cập vào Blog của chúng tôi nhé!
Comentarios